† Adachi Mitsuru Club †
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

† Adachi Mitsuru Club †

†Nơi tình yêu chắp cánh†
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share  | 
 

 Lịch sử Origami

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giả Thông điệp
Kin
Admin
Admin
Kin

Thú Nuôi : Lịch sử Origami Dog2
Châm Ngôn SỐng † Bạn bè là thứ quý nhất †
Huy Chương :
Lịch sử Origami 23251257745792


Chòm sao : Leo COn giáp : Rooster
Số Bài Số Bài : 97
Keng 4207
IQ 13
Sinh nhật 27/07/1993
Tham gia ngày : 06/11/2009
Tuổi : 30
Đến từ : Cũng hem biết nữa ^^!

Lịch sử Origami Vide
Bài gửiTiêu đề: Lịch sử Origami   Lịch sử Origami I_icon_minitimeSun Nov 29, 2009 10:06 am

Lịch sử Origami Hipocampo

Đây là một bài viết do em dịch lại từ một trong những nguồn đáng tin cậy nói về lịch sử Origami mà qua đó một số bài có thể đã viết thiếu chính xác.
Origami ( Or-i-GA-me) la nghệ thuật xếp giấy của Nhật Bản. Trong tiếng Nhật, "Ori" nghĩa là nghĩa là gấp hay xếp và "kami" nghĩa là giấy. Lúc mới đầu, nghệ thuật này được gọi là Orikata, lâu dần đọc trại thành Origami. Mặc dù vậy, Origami không xuất phát từ Nhật Bản mà bắt đầu từ Trung Quốc vào khoảng thế kỉ thứ I hay thứ II khi giấy được sản xuất lần đầu tiên tại đây và sau đó được truyền bá sang Nhật Bản vào khoảng thế kỉ thứ VIII.
Vào thời buổi đầu, có rất ít giấy được sản xuất. Do đó, chỉ có những gia đình giàu có mới có thể theo đuổi nghệ thuật xếp giấy này. Và người Nhật Bản tìm ra những lợi ích từ những hình xếp của họ. Ví dụ, những Samurai ( sa-MURE-ay ) sẽ trao đổi các món quà theo một cách mà họ gọi là Noshi( No-shee )
Noshi bao gồm một lát cá khô hay thịt được gói lại bằng giấy. Nó được xem như là bùa may mắn. Hơn thế nữa, những người qúy tộc theo đạo Shinto còn ăn mừng tiệc cưới bằng cách gói những ly rượu sake hay rượu nếp trong những tờ giấy được xếp theo hình dáng bươm bướm để tượng trưng cho cô dâu và chú rể. Về sau, những phương thức làm giấy được phát triển hơn và giấy bắt đầu trở thành một vật dụng thường ngày. Origami trở thành một nghệ thuật phổ biến cho mọi người dù giàu hay nghèo. Tuy nhiên, Người Nhật luôn rất cẩn thận, không lãng phí bất kì thử gì. Họ luôn giữ lại cho dù là một mảnh vụn của tờ giấy và sử dụng nó để xếp thành những hình thù vui mắt.
Và suốt hàng chục thế kỉ, không hề có bất kì một chỉ dẫn nào để xếp những mẫu Origami. Cách xếp giấy được truyền miệng trong gia đình qua những thế hệ và cứ tiếp diễn như vậy. Cho đến năm 1797, cuốn sách " How to fold 1000 cranes " (cách xếp một ngàn con hạc giấy) được xuất bản. Cuốn sách này là cuốn sách đầu tiên chỉ dẫn về Origami và chỉ có một hướng dẫn duy nhất về cách xếp hạc giấy. Hac được xem như la con chim biểu tượng cho Nhật Bản. Và có một truyền thuyết xa xưa ở Nhật nói rằng nếu có người nào đó xếp được 1000 con hạc giấy thi họ sẽ được ban thưởng 1 đều ước. Origami ngày càng trở nên phổ biến nhờ bản in trên gỗ nổi tiếng được làm vào năm 1819 có tựa đề " A magician turns sheets of Birds "( Một nhà ảo thuật biến ra những chú chim ). Bản in gỗ này chỉ cách làm những chú chim khác nhau từ một tờ giấy duy nhất.
Vào năm 1845, một cuốn sách khác, "Window on Midwinter"(Cửa sổ giữa đông ) được xuất bản, tập hợp khoảng 150 mẫu Origami. Va cuốn sách này cũng trình bày cách làm một con ếch bằng giấy mà ngày nay đa số mọi người đều biết. Với sự xuất bản của những cuốn sách này, Origami truyền thống ở Nhật Bản bắt đầu có những sự biến đổi thành Origami hiện đại.
Không chỉ có người Nhật Bản mới là những nghệ nhân xếp giấy, người Ma-rốc ở Châu Phi đem theo cách xếp giấy của họ phổ biến qua Tây Ban Nha khi họ xâm lược nước này vảo thế kỉ thứ VIII. Người Ma-rốc sử dụng giấy để xếp thành những hình khối do tôn giáo của Ma-rốc cấm họ xếp thành hình những con thú. Từ Tây Ban nha, Origami được phổ biến qua Nam Mỹ. Nhờ buôn bán được mở rộng, hình thành nên những mối liên kết các nước, Origami được đem đến Châu Âu và sau đó là nước Mỹ.
Ngày nay, những bậc thầy về nghệ thuật xếp giấy có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Akira Yoshizawa , một bậc thầy ở Nhật Bản là một trong những số đó. Ông được xem là ông tổ của Origami hiện đại nhờ vào những mẫu Origami sáng tạo của ông. Ông ta cũng là người phát triển hệ thống kí hiệu và ngôn ngữ quốc tế dành cho Origami và sách chỉ dẫn các mẫu Origami.
Sự thích thú về Origami ngày càng gia tăng kể cả ngày nay ở khắp nơi trên thế giới. Và cũng như những người Nhật Bản từ thời xa xưa đã tìm ra những lợi ích của các mẫu Origami, ngày nay chúng ta cũng thế, vẫn tiếp tục tìm ra các mẫu Origami mới va lợi ích của chung. Origami sẽ luôn là một phần lớn trong tương lai của chúng ta và những con hạc giấy sẽ luôn là biểu tượng hòa bình của thế giới.

A. Tiền thân của Origami

Chúng ta biết rất ít về nguồn gốc của Origami
Vài ý kiến cho là Origami có nguồn gốc từ Trung Quốc khỏang 2000 năm trước. Nhưng điều này hầu như không đúng. Quan niện này được phỏng đoán dựa trên việc cho rằng Origami bắt đầu có ngay sau khi phát minh ra giấy, chẳng có chứng cớ nào xác minh điều này. Giấy của triều Hậu Hán chẳng cho ta thấy chút bóng dáng nào về Origami.
Tiếng Trung Quốc chữ "giấy" là zhi, nó là một vật được phát minh ra để viết lên thay cho lụa. Trong phần giải thích nguồn gốc từ "giấy"-kami trong tiếng Nhật, nói rằng giấy đã từng được làm từ gỗ cây bulo đọc là kaba hay vót từ thân tre hoặc các gỗ khác đọc là kan. Tất cả chúng đều là vật dùng để viết lên. Như vậy hầu như chẳng có tài liệu nào từ thời ấy cho thấy ngoài công dụng để viết lên thì giấy còn có thể dùng để xếp nữa cả.

Những ý kiến khác cho rằng Origami có nguồn gốc từ triều đại Heian của Nhật Bản. Điều này hầu như lại sai một lần nữa. Họ đã tham khảo từ một câu chuyện kể về Abe-no Seimei người đã làm một con chim bằng giấy và biến nó thành một con chim thật, hay từ một câu chuyện khác nói về Fujiwara-no Kiyosuke người đã gửi cho cô bạn gái cũ của mình một con ếch cuộn bằng giấy. Chẳng mấy có lý vì nó chỉ là truyện cổ tích, tuy nhiên cái làm người ta tin đó là những vật kể trên đã được làm ra từ giấy.
Ở Nhật, họ dùng giấy trong việc gói quà gọi là tatogami hay tato. Ngày nay, họ chủ yếu dùng cách đó gói kimono. Việc này thật sự có từ thời Heian. Nhưng nó không có nghĩa là khởi nguồn của Origami vì người ta chỉ gói giấy thành mỗi hình vuông.
Họ dùng giấy kẻ sọc gọi là shide hay heisoku, và búp bê giấy hitogata trong nghi thức của đạo Shinto. Chúng cũng có nguồn gốc cổ xưa. Tuy nhiên, ngày xưa ở Nhật chúng chẳng bao giờ được làm từ giấy cả.Hơn nữa ngay cả ngày nay chúng cũng không nhất thiết phải là búp bê gấp từ giấy. Chúng ta có thể thấy chẳng có mối quan hệ nào giữa tôn giáo của Nhật Bản và ngồn gốc của Origami cả. Từ "giấy" trong tiếng Nhật và từ "thần" đọc cùng âm với nhau, đều là kami, nhưng trong tiếng Nhật cổ thì cách nhấn âm khác nhau.
Ta dùng từ Origami từ thời Heian của Nhật. Tuy nhiên cách viết khác và nó cũng không thuần túy là chỉ việc gấp giấy. Một Origami là một mảnh giấy hình phong cảnh được vẽ ở một nửa, nửa kia trắng và thường được viết chữ, thơ... lên đó. Ở Nhật Bản ngày nay, từ origami-tsuki (từ ghép có gốc origami) có nghĩa là "xác thực".
Ở Nhật họ không dùng từ origami để chỉ việc gấp giấy cho đến thời kỳ Showa. Origami được gọi là "orisue" hay "orikata" vào thời Edo, và "orimono" vào cuối thời Edo đầu thời Showa

B. Origami cổ điển Nhật Bản
Tư liệu về Origami cổ xưa rõ ràng nhất là bài thơ ngắn của Ihara Saikaku viết năm 1680. Nó có đoạn là : Rosei-ga yume-no cho-wa orisue ( tạm dịch là "những con bướm trong giấc mơ của Rosei có lẽ là orisue ). Trong đó ông gọi một hình Origami là Ocho Mecho ( bướm đực và bướm cái) giống như gọi bawfng từ "orisue". Người ta dùng kiểu nàu để gói các chai rượu Sake trong ngày lễ cưới.
Origami cũng nói về một nghi thức của giới Samura bắt nguồn từ những gia đình như Ogawara, Ise, Imagawa, và những gia đình khác. Ocho Mecho, hay Noshi, đó cũng là một phần trong nghi thức Origami này. Có rất nhiều hình được gấp với nhiều mục đích khác nhau.
Theo cuốn " Tsutsumi-no Ki" (1764) của Ise Sadatake thì có ý nói nguồn gốc của Origami là từ thời Muromachi.
Những hình Origami quen thuộc hơn gọi là Orizuru và Yakko-san đã mô tả trong ukiyoe hay những đoạn của hình gấp trên kimono từ thế kỷ 18. Thật sự, Yakko-san không sống vào thời kỳ này.Cách gấp này cũng được gọi là Komoso.

Cuốn "Ramma zushiki" ( 1734) đã dạy gấp hình chiếc thuyền, Sanbo và Origami đã chỉnh sửa nhiều gọi là Tamatebako, ngoài ra Orizuru và komosho đã có sẵn. Chúng ta không biết được là những mẫu này xuất hiện từ khi nào.

Adachi Kazuyuki và Origami để giải trí của ông là một ngoại lệ thật riêng biệt khi ông ta ghi lại rất nhiều hình Origami trong cuốn " kayaragusa" của ông khỏang năm 1845. Từ "kayaragusa" của cuốn sách này đôi khi bị đọc nhầm thành "kan-no Mado", do sai sót của việc sao chép.
Akisato Rito cho xuất bản cuốn " Sembazuru Orikata" năm 1797. Từ "Sembazuru"theo nghĩa đen là một ngàn con hạc nhưng ngày nay nó có nghĩa là hàng tá, và nó có quan hệ với việc xếp Orizuru từ một tờ giấy rời. Đôi khi nó được cho là quển sách Origami cổ xưa nhất trên thế giới. Nhưng nếu chúng ta không phân biệt hai loại hình origami thì cuốn "Tsutsumi-no Ki" cổ hơn.
Dựa trên những nguồn tư liệu đã nói trên và các tư liệu khác như "Orikata-dehon Chushigura" (1800) của một tác giả không biết tên, chúng ta có thể liệt kê ra những đặc trưng của Origami cổ điển Nhật Bản. Họ xếp giấy thành nhiều hình dạng khác nhau bằng việc cắt xén rất nhiều. Họ cũng tính toán nhiều khi gấp, và việc thiết kế phụ thuộc vào loại giấy làm tay whashi của Nhật. Để làm phần có màu, họ phải qúet những màu khác nhau lên giấy, hoặc vẽ lên chúng.

C. Origami cổ điển Châu Âu
Origami không phải là một môn nghệ thuật "Nhật"
Chúng ta có thể công nhận một bức tranh của năm 1490 vẽ theo cuốn truyện"Tractatus de Shaera Mundi"-viết bởi Johannes de Sacrobosco (John của Hollywood) vào thế kỷ 13 và đã được tái bản hơn 60 lần vào giữa thế kỷ 17 có con tàu giấy giống như trong cuốn "Ramma Zushiki". Nếu nó thật sự là một con tàu Origami, nó không thể có nguồn gốc từ Nhật được vì Origami của Nhật lúc bấy giờ mới chỉ là một nghi thức không hơn.
John Webster đã tham khảo "paper prison" (nhà tù giấy) để vận dụng vô vở kịch của ông là " The Duchess of Malfi", ra mắt lần đàu khỏang những năm 1614 và được in thành sách năm 1623. nó dường như là mẫu Origami được biết đến như water bomb ngày nay. Nó không xuất hiện trong bất cứ dòng Origami nào của Nhật vào thời Edo.
Chúng ta có thể tìm thấy vài tham khảo rõ ràng về Origami của thế kỷ 19 trên khắp Châu Âu. trong số đó Bảo tàng Quốc gia Đức và Bảo tàng Nghệ thuật của người Saxon đã có hình những con ngựa và người cưỡi ngựa Origami làm khỏang năm 1810 hay 20, trong bộ sưu tập của họ.
Vào giữa thế kỷ 19, Friedrich Frobel đã thành lập nhà trẻ đầu tiên trên thế giới. Trong hệ thống giáo dục của ông gồm có vài món đò chơi gọi là "Gifts" ( quà) và vài trò chơi gọi là "Occupations" (công việc). Một trong số occupations đó có môn Origami.
Frobel Gifts và Occupations có 3 loại, loại cuộc sống, loại cái đẹp và loại kiến thức. Origami bình thường được xếp vào nhóm cuộc sống. Trong Origami loại cái đẹp thì phần xếp rất cân bắt đầu từ những nếp gấp cơ bản. Môn Hình học ở tiểu học được dạy bằng Origami đó chính là Origami loại kiến thức .
Chỉ có vài mẫu hình của Origami Châu Âu vào thế kỷ 19 là có thể thấy giống với của Nhật cùng thời điểm ấy. Thậm chí ngày nay, rất ít người Nhật biết Pajarita ( con chim nhỏ) mà mọi người Tây Ban Nha đều biết đến. Mặt khác, Orizuru không được biết đến ở Châu Âu nhưng nó là dạng Origami cổ điển rất quen thuộc với người dân Nhật.

Origami Pajarita
Những hình Origami cổ điển Châu Âu dực trên nếp gấp 45 độ, ngược lại Origami cổ điển Nhật như Orizuru hay Con Ếch thì dựa trên nếp gấp 22.5 độ. họ chỉ sử dịng một tờ giấy vuông hay chữ nhật, và họ không phải tính toán hay cắt xén quá nhiều. Origami cổ điển Châu Âu và Nhật Bản khá khác biệt vì hầu như chúng phát triển độc lập với nhau.
Nguồn gốc của Origami Châu Âu không được rõ, nhưng có vẻ như nó có liên quan đến tấm bằng Baptismal của thế kỷ 16 hay 17. Ngày nay, họ xếp tấm bằng Baptismal này bằng những đường đôi hay giống như hình dạng mà Nhật Bản gọi là Menko hay Người cầm chỉ. Người ta cho răng "nghi thức Origami" này có từ thế kỷ 15.

D. Origami truyền thống:
Cả Nhật Bản và Châu Âu đều có origami của riêng mình trong lúc Nhật thực thi chế độ bế quan tỏa cảng với thế giới bên ngoài. . Origami trong hai lĩnh vực này khá độc lập. Thời kì khôi phục đế chế quân chủ Meiji và sau đó là thời mở cửa trao đổi giao lưư giữa Nhật và phương Tây kéo theo sự hợp nhất của Origami Đông và Tây.
Nhật Bản đã tiếp thu hệ thống nhà trẻ Frobelian, trong đó cũng bao gồm luôn cả Origami cổ điển Châu Âu. Như vậy Origami cổ điển Nhật và Âu đã bị pha trộn. Kho tài liệu về origami đã mở ra một trang mới tại đây và trở thành cốt lõi của Origami truyền thống.
Nhật Bản cũng bắt đầu sản xuất loại giấy xếp Origami, đó là một mảnh giấy hình vuông có màu ở một mặt kiểu Châu âu (ta co thể hình dung là giống như giấy thủ công học sinh dùng ngày nay), bởi vì nhà trẻ cần nó cho việc giảng dạy Origami Frobelian. Từ thời Meiji, các hình mẫu mới đã được bổ xung thêm với rất nhiều kiểu phù hợp với loại giấy xếp mới. Mặt khác, có rất nhiều hình mẫu phù hợp với loại giấy xếp waki đã bị loại bỏ.
Trong loại hình Origami truyền thống, các hình mẫu được truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng cũng thường thay đổi cách gấp cũng như tên gọi luôn. Trẻ em cũng như người lớn cũng thường ứng biến ra những hình mẫu mới. Sự sáng tạo này trong Origami truyền thống cũng chính là một trong những lý do mà Frobel đã đưa Origami vào chương trình Occupation của ông. Nhưng trong việc dạy Origami ngày nay, các học sinh chỉ được dạy cho những cái có sẵn, vì các giáo viên có cách hiểu sai về môn này, rằng chúng chỉ là một sự bắc chước, nhiều trường đã loại bỏ nó ra khỏi chương trình học. Những hình mẫu Origami truyền thống được truyền bá đi rất xa trong một thời gan ngắn, do những người trong nứơc truyền bá ra ngoài biên giới. Orizuru của Nhật đã di cư qua Châu Âu và trở thành Flapping Bird vào đầu những năm của thời đại Edo. Sau đó, Miguel de Unamuno, người sống vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã làm thêm nhiều hình mẫu căn cứ vào Flapping Bird .
Ở Châu Âu, người ta không dùng từ Origami để chỉ việc xếp hình bằng giấy cho đến những năm 1950. Origami lúc đầu được gọi là "papierfalten" ở Đức và "paper foling" ở Anh. Khi Nhật Bản tiếp thu Origami Frobelian trong hệ thống nhà trẻ, từ "shoshi", "tatamigami" hay "kamitatami" được dùng trong nhà trẻ và từ "origami-zaiku" hay "origami" được dùng trong trường tiểu học. Nhưng những từ này không phổ biến bên ngoài hện thống trường học. Ở Tây Ban Nha, "pajarita" có nghĩa không chỉ là con chim origami mà còn là từ gọi chung cho môn Origami.
Origami truyền thống đã ra đời và mang theo trong hành trang nó những trao đổi văn hóa giữa Đông và Tây. Nó không phải là một dòng văn hóa thuần Nhật mà là một sự lai tạp giữa Nhật Bản và Châu Âu. Mặc dù nó được phổ biến nhất ở Nhật, song nó cũng được truyền bá rộng rãi sang Châu âu, Châu Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước khac từ thế kỷ 19 hay đầu thế kỷ 20.

E. Origami hiện đại
Trong loại Origami truyền thống thì các hình mẫu và tên gọi được truyền bá từ một số người ẩn danh nào đó, không có văn bản ghi chép nào. Origami hiện đại bắt đầu từ thế kỷ 20, dựa trên những kiểu hoàn tất khác nhau. Việc xếp tiếp nối một hình của Origami hiện đại là của nững người thiết kế, những "nhà sáng tạo của Origami"
Cha đẻ của Origami hiện đại có lẽ là Uchiyama Koko, vì ông có bằng sáng chế cho các hình mẫu của mình. Ngày nay có vài người nghĩ rằng cần phải có bản quyền. Ý nghĩ rằng những người sáng tạo ra cần được sở hữu sản phẩm trí óc của mình và cũng là một thái độ tôn trọng đối với người tạo tác.
Trong Origami hiện đại, sự sáng tạo là thuộc về nững ngừơi thiết kế và sự đánh giá tùy thuộc vào người gấp. Họ thích những hình mẫu không chỉ là hình dáng đẹp của chúng sau khi hoàn tất mà còn phụ thuộc vào tính dễ xếp, dễ nhớ của hình mẫu.
Những hướng dẫn nhằm trình bày cách xếp một hình mẫu, rất quan trọng trong Origami hiện đại, vì người xếp sẽ tự mình làm lại hình mẫu. Chúng trình bày lại toàn bộ quá trình gấp. Ta có những loại phổ biến trong việc trình bày lại trong origami cổ điển Nhật Bản nhưng chúng hoàn toàn không có văn bản ghi lại quá trình gấp của chúng.
Trong Origami hiện đại, người ta thường gấp các hình mẫu bằng tờ giấy vuông (đa số), không cần đến kéo cắt tỉa hay là keo để dán dính. Bên cạnh quy tắc xếp hình, người xếp cũng sẽ gầm hiểu rằng để xếp những hình mẫu đó cần có giấy Origami (giấy thủ công). Một hình mẫu được là từ hơn một tờ giấy hay dùng nhiều hình lồng lại với nhau được đánh giá cao.
Vào những năm 1950 và 60, Hội chơi Origami Quốc Tế đã được sáng lập bởi những người sáng tạo và xếp giấy gồm có Yoshizawa Akira, Takahama Toshie, Honda Isao, Robert Harbin, Gershon Legman, Lillian Oppenheimer, Samuel Randlett, Vincente Solórzano-Sagredo và những người khác nữa. Họ đã truyền bá rộng rãi Origami cho những người dân ở đất nước họ.
Họ đã cho xuất bản những hình mẫu Origami của những người thiết kế Nhật, Châu Âu và Châu Mỹ tại Nhật vá Anh. Chúng tất nhiên là cũng có mặt tại quốc gia và cơ quan địa phương của họ. " Origami" đã trở thành từ để gọi chính thức cho việc xếp giấy do đề xuất của Oppenheimer. Các ký hiệu của Yoshizawa trong bản hướng dẫn đã được truyền bá bởi Harbin và Randlett, và trở thành các tiêu chuẩn quốc tế

F. Origami toán học
Ta thường ứng dụng phần đầu của một quá trình làm hình mẫu chính thức và thiết kế các hình mẫu khác nhau. Kết quả là nhiều hình mẫu có gần như phân nửa giống nhau. Phần phân nửa hình này được gọi là hình căn bản khi chúng được sắp xếp theo phân tích hình học. Trong số những khảo sát ban đầu của kiểu căn bản là Uchiyama Koko những năm 1930 và của Vicente Solorzano- Sagredo những năm 1940.
Những hình mẫu mới trong Origami hiện đại phụ thuộc vào một vài kiểu tạo hình cơ bản. Họ dùng kiểu cơ bản con chim, kiểu này có nửa phần xếp của Orizuru, trong việc sáng tạo ra không chỉ chim mà còn có những thú hay các lọai hoa. Chúng khá nhiều mẫu cơ bản, mặc dù chúng đôi khi có nhiều khác biệt như kiểu cơ bản con chim xếp từ một hình tam giác hay một sự kết hợp giữa kiểu cơ bản con chim với kiểu căn bản con ếch.
Khi chúng ta xếp một kiểu căn bản và mở nó, chúng ta có được phần nếp gấp. Việc này đã được đưa vào giảng dạy môn hình học trong các nhà trường từ những năm 1980 và hình mẫu mới của nó gọi là Pegasus, cô ta/ cậu ta không thể chọn lựa từ kiểu căn bản nào ngoài kiểu căn bản Pegasus.
Maekawa Jun và Peter Engel khởi đầu cho Origami toán học một cách độc lập. Cả hai đều chú ý rằng các phần tạo thành của hình cơ bản chính thức gồm có những tam giác và những hình chữ nhật. Họ chia một phần tạo thành thành những "nguyên tố" và xếp chúng lại để tạo thành những phần mới. Nói cách khác, họ đã thiết kế ra những hình mẫu mới trước khi gấp chúng.
Học thuyết thú vị này đã được phát triển bởi Meguro Toshiyuki, Kawahata Fumiaki, Robert Lang và những người khác. Trong học thuyết này, một hình cơ bản được xem như một phần độc lập và được vẽ theo chiều dài và sự sắp xếp của các mảnh. Họ nghĩ ra cách giải các phần tạo ra của hình cơ bản từ chiều dài tùy ý và sắp xếp các mảnh. TreeMaker ( người trồng cây ) của Lang là một chương trình vi tính dựa trên thiết kế căn bản của Origami.
Có một số thiết kế khác không phụ thuộc vào kiểu xếp căn bản. Trong số chúng có kiểu xếp hộp được ứng dụng một cách rộng rãi. Max Hulme và Neal Elias đã mở đường cho phương pháp này vào những năm 1970.
Việc kết hợp những phương pháp thiết kế này lại, ta có thể làm thành những hình mẫu hoàn chỉnh chỉ cần đến một tờ giấy vuông và không cần chiếc kéo. Do đó, sự trừu tượng của Origami là một bài toán hóc búa hơn nhiều lần trong Origami tóan học. Khi đó, họ hòan thành việc thiết kế thật sự hay một số hình mẫu hòan chỉnh dựa vào phương pháp của một tờ giấy vuông không cắt xén. Thêm vào, họ xem như phần tạo ra là một phần quan trọng của hình mẫu ngoài hình dáng cuối cùng và quá trình gấp.

G. Origami nghệ thuật :
Từ "origami" bao gồm từ "oru" ( để gấp) và từ "kami" hay "gami" (giấy). Vậy Origami là giấy để gấp hinh. Tuy nhiên, những từ này nhấn mạnh bề ngòai của Origami ( hình được làm từ giấy) nhưng cái hóc búa bên trong không ai biết được. Họ giảm bớt giấy để chỉ là hình dáng hình học như hình tam giác hay hình chữ nhật, và việc gấp chỉ là vẫn dùng sự kéo léo trong môn hình học.
Nếu chúng ta có nghiên cứu qua Origami cổ điển Nhật, chúng ta không thể nói rằng Origami chỉ dựa trên hình học. Rất nhiều hình mẫu từ thời Edo đã được gấp bằng giấy washi- một lọai giấy mềm và dẻo không thể tạo hình. Hơn nữa, đỉnh cao của nghi thức Origami không phải làm thành những hình dáng mà là biểu lộ lòng thành của người gấp.
Từ những năm 1950, YoshizawaAkira đã nghiên cứu sâu vào sự biểu lộ của việc gấp giấy và chứng minh rằng Origami tiềm tàng khả năng để trở thành một môn mỹ thuật. Ông đã làm nổi bậc hơn sự biểu cảm của Origami và nó đã có một ảnh hưởng lớn lao đối với Origami nghệ thuật ngày nay. Tác phẩm của ông không chỉ mô tả cách sắp xếp của các phần mà còn biểu đạt cảm xúc nữa. Chúng không giống thực tế, nhưng chúng hoàn toàn toát lên sự sống của chính chúng.
Những năm 1960, Uchiyama Koko sáng tạo ra Kamon-ori hay phần gấp hoa. Nó đưa ra những phần cơ bản trừu tượng dựa trên việc mở rộng hình học của Tato. Origami trừu tượng chính nó không phải là mới mẻ. Thật sự, nó có từ Origami Frobelia của dạng cái đẹp. Nhưng ông gấp hình tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị bới việc gấp nhiều lớp giấy washi do chính tay ông nhuộm.
Những người gấp Origami nghệ thuật khơi lên cái cảm xúc tiềm tàng của giấy. Do đó, việc chọn lựa giấy rất quan trọng. Thêm nữa, họ thường làm việc trên giấy và cải tiến biểu hiện của nó. Kamon-ori của Uchiyama là một ví dụ tuyệt vời. Yoshizawa đã đổi mới kiểu xếp bằng cách thấm ướt giấy trước khi gấp. Ông cũng cố biểu hiện bằng cách cắt rìa tờ giấy. Hơn thế nữa, Michael La Fosse đã tự mình làm giấy.
Các tác phẩm của Origami nghệ thuật cũng là gấp giấy. Vì thế, sự tạo ra được cho là cả người thiết kế lẫn người gấp và sự thưởng thức thuộc về người xem. Quá trình gấp hay tạo thành các phần của nó không phải là chủ dề của sự hiểu biết. Thêm vào, không có việc làm lại một tác phẩm Origami nghệ thuật, bởi vì quá trình làm giống như vậy lại cho ra một tác phẩm khác với phong cách khác hay thành một hình khác không chừng.
Ngày nay, những người mê gấp giấy Phương Tây hoạt động nhiều hơn trong lĩnh vực Origami nghệ thuật này. Những người giỏi về Origami trừu tượng có lẽ là Jean-Claude Gorreia, Paul Jackson và Vincent Floderer và những đại biểu của Origami có lẽ là Eric Joisel, Michael La Fosse và Giang Dinh.
Về Đầu Trang Go down
https://clublove.forum.st
 

Lịch sử Origami

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
TIÊU ĐỀ THÔNG BÁO
1. Nên đọc nội quy trước khi post bài

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
† Adachi Mitsuru Club † :: Origami - Thế Giới giấy :: origami Toàn tập -
[w]inglove
Copyright ©2009-2010
Power by:Kin
Phát triển bởi tất cả thành viên [w]inglove
Skin: [w]inglove
Design by: Kin
Vesion: 9.8
Skin này thuộc quyền sở hửu của member [w]inglove
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất